113/9 KP.Tân Phú 2, P.Tân Bình, Thị xã Dĩ An, Bình Dương
0979 021 421
ctysonhaithinh@gmail.com
0979 021 421
Công ty Sơn hải thịnh
Dây chuyền sơn tinh điện
Dây chuyền sơn tĩnh điện bd1
Dây chuyền sơn tĩnh điện bd2
Day chuyen son binh duong
hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện

Phải xử lý bề mặt sản phẩm trước khi phun sơn tĩnh điện?

 Phải xử lý bề mặt sản phẩm trước khi phun sơn tĩnh điện?

Xử lý bề mặt sản phẩm là một công đoạn quan trọng và phải thực hiện đầu tiên trước khi tiến hành phun sơn tĩnh điện.

Xử lý bề mặt sản phẩm là một công đoạn quan trọng và phải thực hiện đầu tiên trước khi tiến hành phun sơn tĩnh điện,... (tôn, inox, nhôm, thép,nhựa...) cho sản phẩm có sự đồng đều và độ nhẵn cao, giúp cho lớp bột sơn bám chắc và đẹp.

Để sản phẩm đạt yêu cầu trước khi sơn tĩnh điện thì chúng ta cần phải thực hiện những cách sau:

1. Tảy dầu mỡ: Tẩy dầu mỡ siêu thanh là sử dụng sóng siêu thanh có tần số dao động lớn tác động lên bề mặt kim loại, các rung động mạnh sẽ giúp lớp dầu mỡ tách ra thuận lợi hơn.

2. Rửa bề mặt với nước: để các chất tẩy không tác động với nhau, tạo hiệu ứng tốt nhất lên trên bề mặt sản phẩm

3. Tẩy rỉ sét: 

  • Tẩy gỉ anot: giúp bề mặt kim loại sạch và nhám giúp lớp mạ sẽ gắn bám tốt hơn.
  • Tẩy gỉ catot: sẽ sinh ra hidro mới, có chức năng khử một phần oxit. Hidro xuất hiện còn góp phần làm tơi cơ học màng oxit và nó sẽ bị bong ra. Tẩy gỉ bằng catot chỉ áp dụng cho sản phẩm mạ bằng thép cacbon, còn với sản phẩm mạ Ni, Cr thì ko hiệu quả lắm.

4. Rửa bề mặt với nước: Quá trình được lặp lại lần 2 này vô cùng quan trọng vì nếu không qua dung dịch nước thì 2 tiến trình quan trọng dưới đây không thể được tiến hành.

5. Định hình: Là chất điều chỉnh bề mặt sản phẩm trước khi qua quá trình xử lý photphat hóa. Nó có tác dụng làm cho bề mặt kết tủa của lớp phosphat mịn màng. Giảm tối đa thời gian khi qua quá trình phosphate hóa.

6. Photphat hóa: Quá trình photphat hóa là quá trình giúp cho sản phẩm tránh rỉ sét trong thời gian chờ phun sơn. Ngoài ra, nó còn giúp tạo một lớp bám dính rất tốt cho lớp sơn bột tĩnh điện.

7. Rửa bề mặt với nước: 

Những ảnh hưởng của việc không xử lý bề mặt trước khi sơn

1.    Giảm độ bám dính

Hầu hết trong quá trình tiến hành phun sơn nếu lớp sơn và bề mặt không có độ bám dính thì nguyên nhân chính là do không xử lý bề mặt, hoặc xử lý sai cách…Và chính lớp dầu, hay bụi bẩn, gỉ sét bám trên bề mặt đã làm lớp bột sơn tĩnh điện không bám và phủ đều được vào vật làm vật không có độ bền cao và có lớp sơn bóng, mịn.

2.    Lớp sơn bị phồng rộp

Hiện tượng thứ 2 xảy ra đối với việc không làm sạch bề mặt trước khi sơn đó là hiện tượng lớp sơn bị phồng rộp hoặc tự động bị bong ra sau một thời gian sử dụng.

3.    Ăn mòn dưới màng sơn

Một hiện tượng nữa đó là hiện tượng ăn mòn dưới màng sơn. Hiện tượng này có tác động rất xấu tới độ bền của vật cần sơn, khiến vật sơn nhanh bị oxi hóa hơn.

----------------------

 Nếu quý khách muốn có thêm thông tin về hệ thống sơn tĩnh điện Sơn Hải Thịnh, quý khách có thể liên hệ:

CÔNG TY TNHH MTV TMDV SƠN HẢI THỊNH

Địa Chỉ : 113/9 Tổ 9, KP.Tân Phú2, P.Tân Bình, TX.Dĩ An, BD

Di động: 0979 021 421 (Mr. Quân)

Email: ctysonhaithinh@gmail.com

Website: daychuyenson.com - hethongson.com

Facebook
Hotline: 0979 021 421
Tel: (0650) 3738 930
Fax: (0650) 3738 931