Sơn tĩnh điện là gì - Quy trình Sơn Tĩnh Điện - Công ty TNHH Sơn Hải Thịnh Báo Giá Sơn Tĩnh Điện TỐT nhất - HIỆU QUẢ nhất
- Sơn tĩnh điện là phủ một lớp các hạt điện tích ion + lên bề mặt của sản phẩm kết hợp với vật sơn tích sẵn hạt điện tích ion - tạo ra các sản phầm hoàn thiện nhằm mục đích trang trí, bảo vệ.
- Hiện nay có 2 công nghệ là xương sống của ngành công nghiệp sơn tĩnh điện, đó là Công nghệ sơn chất lỏng và Công nghệ sơn tĩnh điện (khô) .
- Trong điều kiện bình thường, lớp sơn tĩnh điện được sơn bằng các bột dạng khô. Điều này trái ngược với các loại sơn truyền thống mà là sơn chất lỏng bằng cách sử dụng chổi hoặc phun.
- Sơn tĩnh điện có sẵn trong các thí nghiệm hóa học và các hệ thống khác nhau được sử dụng để trang trí, bảo vệ và dùng cho một loạt các mục đích sử dụng cuối cùng.
- Dây chuyền Sơn tĩnh điện thường được sử dụng để sơn vào các vật liệu kim loại. Tuy nhiên, công nghệ mới cũng cho phép sơn các vật liệu khác như: MDF, thủy tinh và nhựa.
Bước 1: Vệ sinh làm sạch
Để vệ sinh sản phẩm, sản phẩm phải được nhúng qua các bể hóa chất, bao gồm các bể sau:
– Bể rửa nước
– Bể chứa hóa chất định hình bề mặt.
– Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl.
– Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.
– Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ.
Bước 2: Sấy
Sản phẩm sau khi vệ sinh sạch sẽ để bay hết rỉ sắt và dầu mỡ sẽ được đưa vào lò sấy để sấy khô bề mặt sản phẩm.
Bước 3: Sơn tĩnh điện
Sản phẩm sấy khô xong sẽ bắt đầu được tiến hành sơn tĩnh diện. Công nghệ sơn tĩnh điện sử dụng nguyên lý lực tĩnh điện, tích điện tích trái dấu cho bột sơn và sản phẩm để tạo hiệu ứng bám dính. Công nghệ này có ưu điểm là thu hồi được bột sơn dư thừa để tái sử dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bước 4: Sấy định hình
Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình sơn tĩnh điện, sản phẩm sau khi qua công đoạn sơn sẽ được đưa vào buồng sấy để sấy ở nhiệt độ thích hợp để hoàn thiện sản phẩm.
Những sản phẩm được Ứng dụng công nghệ Sơn Tĩnh Điện
- Hiện nay, hầu hết tất cả sản phẩm đều được sơn tĩnh điện. Các vật liệu chủ yếu được làm từ Kim loại như: Sắt, thép, nhôm, thép mạ kẽm, magie, nhôm,kẽm và đồng thau
- Sơn tĩnh điện trong thương mại được áp dụng cho các sản phẩm kim loại từ cỡ nhỏ đến cỡ trung bình, bao gồm những bộ đồ giá đèn chiếu sáng, vỏ thiết bị, các thiết bị ngoài trời, các kệ giá, khung cửa sổ
- Ngoài ra với công nghệ mới hiện đại có thể Sơnlên các vật liệu khác như: MDF, thủy tinh và nhựa.
- Nhiều sản phẩm xung quanh mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều được sơn tĩnh điện. Ví dụ như: Máy giặt, máy tính, tản nhiệt, khung cửa sổ kim loại, hợp kim bánh xe, đồ nội thất,…
- Sơn tĩnh điện có hầu hết tất cả các màu sắc, đó cũng là một sự lựa chọn rất rộng cho bề mặt và độ sáng bóng của sản phẩm.